Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới phải tìm cách vượt qua giai đoạn hạn chế sản xuất khi dịch Covid bùng phát. Với các điều kiện hiện có cùng vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn khi các doanh nghiệp tìm kiếm những “bến đỗ” mới để tránh phụ thuộc vào một quốc gia.
Dữ liệu từ Cục Điều tra dân số Mỹ cho thấy, lượng hàng hóa nước này nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2018, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục (theo tapchitaichinh.vn).
Cơ hội cho Việt Nam và triển vọng cho nhân sự ngành logistics – quản lý chuỗi cung ứng
Bà Lê Hoàng Anh – Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi cho biết, điểm tích cực từ đại dịch là hiện nay Nhật Bản và Hàn Quốc đang có chủ trương “hướng nam” bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp đa quốc gia tập trung phát triển chuỗi cung ứng vào khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam nên đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp trong nước tận dụng.

Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là cơ hội của Việt Nam khi chúng được thiết lập trở lại như chuỗi cung ứng linh kiện, phụ kiện cho sản xuất ô tô, hay công nghiệp chế biến chế tạo, lương thực, thực phẩm.
Đứt gãy các chuỗi cung ứng quốc tế, cú tát vào nền kinh tế toàn cầu và sự chuyển hướng vô tiền khoáng hậu
Theo số liệu của Liên hợp quốc, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu của thế giới vào năm 2010 và cung ứng đến 28% sản lượng toàn cầu vào năm 2018. Khi dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán rồi lan rộng khắp Trung Quốc, các nhà máy sản xuất ở nước này tê liệt, kéo theo sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng quan trọng trên toàn cầu liên quan đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Đơn cử, xuất khẩu phụ tùng ô tô và hàng loạt sản phẩm từ Trung Quốc sang Nhật Bản bị ngưng trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, Covid-19 đã hiện thực hóa tất cả nỗi lo của người Mỹ về việc kinh doanh với Trung Quốc khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nước này.
Do vậy, theo đuổi lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng không chỉ đem đến cho bạn triển vọng nghề nghiệp xán lạn trong ngắn hạn mà còn trong cả tương lai rất dài phía trước. Nhưng bạn chưa rõ:
- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
- Nơi nào đào tạo tốt chuyên ngành này?
- Có thể làm được gì sau khi tốt nghiệp?
- Yếu tố cần có với nhân lực ngành này và những thử thách có thể đối mặt?
Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong Hội thảo chuyên ngành do Du học INEC tổ chức:
Cơ hội của logistics – quản lý chuỗi cung ứng từ Covid-19 Thời gian: 16h00 thứ Bảy, ngày 16/05/2020 Đăng ký tại đây hoặc hotline 093 409 8883 |
Hội thảo có sự tham gia của chuyên viên trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm của Du học INEC sẽ giúp bạn tìm được hướng đi phù hợp cho sự nghiệp tương lai của mình.
Thông tin khách mời:

Diễn giả Nguyễn Như Ngọc • Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính quốc tế (Đại học Ngoại Thương) • Thạc sĩ quản trị kinh doanh – chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu (Đại học Nottingham Trent – Anh) • Là người Việt đầu tiên tham gia chương trình phát triển giảng viên APICS (Hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng và là tổ chức giáo dục quốc tế phi lợi nhuận, cung cấp các chương trình chứng nhận, đào tạo và cơ hội kết nối để tăng hiệu suất tại nơi làm việc) • Giảng viên APICS cho 2 chứng chỉ quốc tế CPIM và CSCP • 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Hơn 4 năm ở vị trí cấp cao và giám sát viên trong các tập đoàn quốc tế như Nabati, Yanmar, Eutek |
Hội thảo được tổ chức online qua ứng dụng hiện đại, dễ dàng kết nối và thuận tiện cho bạn trong tình hình hiện nay.
Xem thêm thông tin chi tiết: Tại đây
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn